NFT là gì? Tại sao NFT lại trở thành xu hướng gây bão trên toàn cầu? Cùng ImTech tìm hiểu những thông tin cụ thể về khái niệm này trong nội dung dưới đây để giải mã sức hút của nó nhé.
Trong những năm gần đây, NFT đang là một thuật ngữ nhận được nhiều sự quan tâm của giới công nghệ thông tin. Có thể nói, NFT chính là một sản phẩm của thời đại kỹ thuật số và dự đoán sẽ trở thành xu hướng “gây bão” trong tương lai gần. Vậy NFT là gì? Nếu bạn đang thắc mắc câu hỏi này, hãy cùng ImTech tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung dưới đây nhé.
1. NFT là gì?
NFT là viết tắt của từ Non-fungible token, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là mã thông báo không thể thay thế. Về cơ bản, NFT là một loại tài sản kỹ thuật số được lưu trữ trên blockchain và đó có thể là một tác phẩm nghệ thuật, một bài hát, một đoạn video hay một trò chơi điện tử,… Điều đặc biệt là mỗi NFT đều chỉ có duy nhất một mã định danh và là tài sản riêng thuộc về một chủ sở hữu. Hiện nay, các NFT thường được người dùng tiến hành giao dịch bằng tiền số và đôi khi có thể thay thế bằng USD.
2. Ứng dụng phổ biến của NFT là gì?
Sau khi tìm hiểu khái niệm NFT là gì, chắc chắn nhiều người sẽ nhanh chóng đặt ra câu hỏi về tính ứng dụng của loại tài sản số này. Theo đó, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì NFT đang được xem là công cụ hàng đầu để mã hóa các tài sản số như âm nhạc, tranh ảnh hay tác phẩm nghệ thuật khác,…
Ví dụ: khi một nhạc sĩ bán một ca khúc dưới dạng NFT, người mua nó sẽ trở thành chủ sở hữu toàn quyền sau khi đã hoàn thành việc trả tiền. Lúc này, bài hát vẫn có thể được hát bởi những người khác nhưng chỉ có duy nhất người mua mới là người sở hữu chính thức.
Bên cạnh đó, NFT còn được sử dụng để đại diện cho các loại tài sản số khác như tranh ảnh, video, game hay thậm chí là một tweet trên Twitter. Nhờ vậy mà các tác phẩm nghệ thuật hay bài hát ấn tượng có thể được giao dịch và sở hữu một các minh bạch, an toàn ngay trên blockchain.
3. Lợi ích ấn tượng của NFT là gì?
Không thể phủ nhận việc thực hiện mã hóa các tài sản đã mang lại rất nhiều lợi ích cho cả người bán và người mua.
- Sự độc đáo: Như đã nhấn mạnh ở trên, mỗi NFT đều có một mã định danh duy nhất và hoàn toàn không thể thay thế bằng bất kỳ loại tài sản nào khác. Điều này giúp đảm bảo tính độc đáo và giá trị của từng NFT.
- Sự minh bạch: NFT được lưu trữ trên blockchain – một hệ thống phân tán và minh bạch. Điều này giúp đảm bảo sự rõ ràng và an toàn cho các giao dịch liên quan đến NFT, nhất là đối với việc định giá những tác phẩm nghệ thuật.
- Khả năng chuyển nhượng: Một điều ít ai chú ý đến đó là NFT có thể được mua bán, trao đổi trên các thị trường NFT một cách dễ dàng. Đây là một trong những lợi ích to lớn giúp người dùng có thể nhanh chóng kiếm lời từ việc sở hữu và giao dịch các NFT, qua đó làm tăng tính thanh khoản cho các tài sản kỹ thuật số.
4. Điểm danh các NFT token tiềm năng hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều loại token NFT được ứng dụng để phục vụ tối đa cho nhu cầu sử dụng của người dùng. Trong đó, THETA, AXS – Axie Infinity và Chiliz – CHZ chính là ba cái tên nổi bật và được đánh giá cao trong việc xây dựng, quản lý và thực hiện giao dịch các tài sản số trên blockchain.
4.1 THETA
Giá trị vốn hóa của Theta Network trên thị trường hiện nay được ước lượng đạt con số hơn 10 tỷ USD cùng tổng lượng cung cấp tối đa lên đến 1 tỷ THETA. Xét về bản chất, THETA vốn được áp dụng để thưởng cho người dùng khi họ xem và chuyển tiếp một đoạn video nào đó cho những người dùng khác đang xem các nội dung tương tự.
4.2 AXS – Axie Infinity
AXS – Axie Infinity hay AXS vốn là một loại token NFT nổi tiếng được tạo ra bởi chính người Việt. Giá trị vốn hóa của loại token này đã lên đến con số 2.5 tỷ USD cùng tổng lượng cung cấp tối đa đạt khoảng 61 triệu đồng. Hiện nay, AXS – Axie Infinity đang được dùng để làm đồng tiền mã hóa cho Axie Infinity – một tựa game nổi tiếng đang được xây dựng trên nền tảng blockchain.
4.3 Chiliz – CHZ
Chiliz (CHZ) là nền tảng công nghệ blockchanin nổi bật với 2.3 tỷ USD vốn hóa hiện tại cùng lượng cung cấp tối đa đạt 8,888,888,888 CHZ. Cho đến thời điểm này, Chiliz cũng đang chiếm giữ một phần quan trọng trong lĩnh vực thể thao. Cụ thể, vốn thuộc về Socios.com nên Chiliz còn giúp người dùng nhanh chóng có được cryptocurrency, đồng thời bỏ phiếu cho các đội tuyển và câu lạc bộ thể thao mà họ yêu thích.
5. Lạm dụng NFT quá mức sẽ gây ra nguy cơ tiềm ẩn nào?
Mặc dù mới chỉ gây sốt từ năm 2021 nhưng những giao dịch NFT thật ra đã bắt đầu được thực hiện kể từ năm 2017. Theo báo cáo của DappRadar thì trong quý 3/2021, doanh số bán NFT đã đạt con số là 10.7 tỷ USD.
Rất nhiều chuyên gia đã nhận định rằng, nguyên nhân dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ chỉ trong thời gian ngắn của NFT đó là vì vào đợt dịch Covid-19 bùng nổ. Khi đó, tất cả mọi nơi đều bị phong tỏa và có lệnh cấm hạn chế ra ngoài đường.
Lúc này, mọi người có nhiều thời gian để lên mạng hơn và sự nổi tiếng của các sản phẩm như tiền ảo cũng là nguyên nhân khiến NFT trở nên thịnh hành.
Tuy nhiên, điểm mạnh của NFT cũng chính là điểm yếu khiến cho người dùng cảm thấy e ngại khi sử dụng. Bởi lẽ, khi đó thì bất kỳ ai trên mạng cũng đều có thể tự mình tạo ra NFT từ bất cứ điều gì và khiến cho tình trạng rất nhiều token không có giá trị xuất hiện.
Vì vậy, nếu bạn đang muốn đầu tư vào lĩnh vực này thì điều kiện là hãy trang bị đầy đủ những kiến thức về nó trước nhé.
6. Các thuật ngữ liên quan đến NFT
6.1 NFT game là gì?
NFT game chính là hệ thống trò chơi điện tử được phát triển trên nền tảng blockchain. Khi đó, mỗi trò chơi sẽ được sở hữu một nền kinh tế và mã token riêng. Người chơi khi tiến hành tham gia có thể giành được vật phẩm và quà tặng có giá trị dưới dạng NFT.
6.2 Metaverse NFT
Metaverse NFT là một trong số các loại NFT được sử dụng chủ yếu trong Metaverse (thế giới ảo). Loại NFT này được tạo ra bởi công nghệ và cho phép người dùng có thể dễ dàng tương tác với nhau trong môi trường ảo. Cụ thể thì trong Metaverse, Metaverse NFT sẽ được dùng để làm đại diện cho các tài sản kỹ thuật số, chẳng hạn như: Trang phục, đồ trang trí, địa điểm, vật phẩm trong game và nhiều hơn nữa,… Hiện nay, những loại Metaverse NFT đều có thể giao dịch và dễ dàng mua bán giống như các loại NFT thông thường.
6.3 NFT Art là gì?
NFT Art hay NFT nghệ thuật được tạo ra khi các nghệ sĩ tiến hành số hóa các tác phẩm của mình, đồng thời lưu trữ chúng trên blockchain nhằm tạo ra giá trị tài sản kỹ thuật số. Thông thường, giá trị của NFT Art chủ yếu sẽ đến từ hai yếu tố chính là: Sử dụng kỹ thuật số để xác minh tính nguyên bản và khả năng chứng minh được quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số.
Thông qua hai yếu tố này, các tác phẩm nghệ thuật sẽ trở thành loại tài sản “độc nhất vô nhị” trên hệ thống blockchain. Việc ứng dụng công nghệ blockchain vào trong các tác phẩm nghệ thuật sẽ giúp đẩy mạnh tính minh bạch và an toàn cho quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số, cũng như hỗ trợ cho các nghệ sĩ có thể dễ dàng kiếm tiền từ chính tác phẩm của mình một cách công bằng hơn.
7. Tổng kết
Có thể thấy, trong thời đại công nghệ số phát triển thì NFT đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng và hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng cực hot trong tương lai. Tuy nhiên, song song với những lợi ích thì NFT cũng có một vài nguy cơ tiềm ẩn nếu bạn lạm dụng chúng quá mức. Vậy nên, việc hiểu rõ về NFT và cách sử dụng hợp lý sẽ giúp người dùng có thể tận dụng tối đa những lợi ích của công cụ này.